IMP: Mở rộng công suất theo chuẩn EU-GMP giúp lợi nhuận tăng mạnh [Not rated]

IMP hiện đang giao dịch với P/E 2019/2020G đạt 15,3/12,9 lần – mức hấp dẫn so với trung vị P/E trượt các công ty cùng ngành (trong nước và quốc tế) 14,6 lần. Chúng tôi tin rằng IMP nên giao dịch với mức cao hơn 10-20% so với các công ty trong ngành với triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ hơn.

CTCP Dược phẩm IMEXPHARM (IMP) là công ty sản xuất dược phẩm generic (thuốc gốc) tại Việt Nam với thị phần khoảng 1,4% trong năm 2018, theo ước tính của chúng tôi dựa theo dự liệu từ IQVIA – một công ty nghiên cứu thị trường tại Mỹ.

Chúng tôi kỳ vọng IMP sẽ tận dụng đà tăng trưởng chi tiêu dược phẩm đang gia tăng tại Việt Nam (tốc độ tăng trưởng kép – CAGR 8% trong giai đoạn 2019-2022, theo IQVIA) nhờ sự tập trung vào công nghệ và kênh bán hàng bệnh viện. IMP sở hữu 2 nhà máy theo chuẩn EU-GMP (tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt của EU – tiêu chuẩn sản xuất dược phẩm cao nhất hiện tại) trong khi việc phê duyệt nhà máy còn lại (IMP4) đang tiến hành. IMP có công suất theo chuẩn EUGMP nằm trong nhóm lớn nhất hiện tại ở Việt Nam.

Theo quan điểm của chúng tôi, chiến lược tập trung vào công nghệ sản xuất của IMP sẽ giúp công ty tận dụng kênh bán hàng bệnh viện đang tăng trưởng nhanh khi có thể cạnh tranh với các sản phẩm cao cấp từ các nước phương Tây.

Tăng trưởng của IMP hiện đang bước vào điểm bước ngoặt khi các dự án mở rộng công suất theo chuẩn EU-GMP đã lần lượt đi vào hoạt động. IMP có kế hoạch đạt CAGR LNTT 23% trong giai đoạn 2019-2022.

Đánh giá

IMP hiện đang giao dịch với P/E 2019/2020G đạt 15,3/12,9 lần – mức hấp dẫn so với trung vị P/E trượt các công ty cùng ngành (trong nước và quốc tế) 14,6 lần. Chúng tôi tin rằng IMP nên giao dịch với mức cao hơn 10-20% so với các công ty trong ngành với triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ hơn.

Rủi ro liên quan đến dịch COVID-19

Giá hoạt chất dược phẩm đầu vào (API) cao hơn có thể ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của IMP; quá trình cấp giấy chứng nhận EU-GMP cho nhà máy IMP4 có thể kéo dài hơn dự kiến.

IQVIA dự báo ngành dược phẩm Việt Nam sẽ ghi nhận CAGR doanh thu 8% trong giai đoạn 2019-2023, dẫn dắt bởi kênh bệnh viện. Chi tiêu dược phẩm trên đầu người của Việt Nam có dư địa tăng trưởng lớn khi chỉ đạt mức 41 USD trong năm 2018 so với con số của Trung Quốc là 95 USD và con số trung bình trên toàn cầu là 159 USD, theo IQVIA. Chúng tôi cho rằng kênh bán hàng bệnh viện (70% doanh thu dược phẩm của Việt Nam trong năm 2018, theo IQVIA) sẽ tăng trưởng nhanh hơn kênh bán hàng nhà thuốc do tỉ lệ tham gia bảo hiểm y tế tăng và các quy định chặt chẽ hơn đối với bán thuốc kê đơn.

Các quy định giúp các công ty dược phẩm chất lượng cao trong nước như IMP hưởng lợi. Theo Thông tư 15/2019/TT-BTY, hoạt động mua thuốc của các bệnh viện công lập phải thông qua quá trình đấu thầu được phân chia theo tiêu chuẩn chất lượng, trong đó 2 nhóm thuốc cao nhất (chiếm khoảng 60% giá trị gói thầu thuốc generic) được giới hạn cho thuốc đạt chuẩn EU-GMP hoặc tương đương. Các quy định của Việt Nam (cụ thể, Luật dược Việt Nam năm 2016 và Thông tư 03/2019/TT-BYT) cũng ưu tiên các sản phẩm sản xuất trong nước khi có thể hoàn toàn thay thế thuốc nhập khẩu. Nhờ bối cảnh thuận lợi này, IMP đặt mục tiêu gia tăng thị phần lên mức 2,0-2,5% vào năm 2022.

Ban lãnh đạo kỳ vọng lợi nhuận gia tăng nhờ công suất theo chuẩn EU-GMP mới. Tính đến cuối năm 2019, phần lớn các kế hoạch mở rộng công suất (cụ thể, mở rộng công suất nhà máy IMP3 và nhà máy IMP2 mới) đã đạt các tiêu chuẩn EU-GMP và bắt đầu đóng góp cho doanh thu. Dự án còn lại của IMP là IMP4 sẽ được cấp giấy chứng nhận EU-GMP trong năm 2020. Theo ước tính của chúng tôi, IMP chỉ sử dụng 22% công suất thuốc chuẩn EU-GMP hiện có của công ty (không bao gồm IMP4) trong năm 2019, còn nhiều dư địa công suất để thúc đẩy tăng trưởng.

Nguồn: VCSC


Các nguồn định giá tham khảo khác


Đồ thị phân tích kỹ thuật theo Hệ thống Tín hiệu dòng tiền iBroker SIS 4.0

IMP chart. Nguồn: Admin


Gửi phản hồi

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.