HDB: Báo cáo cập nhật HDB Q1.2020 – OUTPERFORM – Một trong số ít các NHTM còn nhiều room để khai thác

Khuyến nghị: OUTPERFORM, Giá kỳ vọng: VND 34.200, Giá thị trường (28/02/2020): VND 27.800, Lợi nhuận kỳ vọng: +23%

Chúng tôi đánh giá HDB còn nhiều tiềm năng để cải thiện thu nhập, đặc biệt là doanh thu ngoài lãi (NoII mới chỉ chiếm 14.4% TOI trong 2020). HDB cũng đang tìm kiếm đối tác độc quyền mảng banca cho bảo hiểm nhân thọ trong 2020. Việc kí kết hợp đồng thành công sẽ giúp thúc đẩy doanh thu phí dịch vụ và là catalyst cho HDB. Ngoài ra HDS cũng còn nhiều cơ hội tăng trưởng với việc cơ cấu lại danh mục sản phẩm theo hướng phát triển các sản phẩm mới như thẻ tín dụng. Việc kiếm soát chất lượng tín dụng được cải thiện ở cả NH mẹ và HDS cũng giúp chúng tôi tự tin hơn vào HDB. Chúng tôi định giá HDB ở mức giá hợp lý 34.200 VNĐ bằng trung bình của 3 phương pháp RI, P/B, P/E (+23.0% so với giá đóng cửa ngày 28/2/2020) và khuyến nghị OUTPERFORM đối với HDB.

Chất lượng tài sản cải thiện ở cả NH mẹ và HD Saison

Ở NH mẹ, tỷ lệ NPL trước write off và bao gồm cả VAMC giảm liên tục. Tính đến cuối 2019, dư nợ trái phiếu VAMC (net dự phòng) chỉ còn 130.6 tỷ VNĐ. Tỷ lệ NPL phát sinh/ dư nợ tăng thêm cũng giảm về dưới 1%. Tỷ lệ LLCR cũng đã tăng mạnh lên mức 95.4%. Chất lượng tài sản tốt giúp cho NH mẹ không cần phải write off đáng kể để duy trì tỷ lệ NPL ở mức thấp. Trong khi đó, chất lượng tài sản ở HDS cũng cải thiện rõ rệt ở cả tỷ lệ NPL, nợ cần chú ý và write off. Tuy vậy chúng tôi vẫn lưu ý rằng tỷ lệ write off/gross loan của HDS vẫn đang ở mức cao so với các năm trước. Trong các năm tới HDB đặt mục tiêu duy trì tỷ lệ NPL ở mức 1.3 – 1.4%.

Khả năng sinh lời thuộc nhóm tốt nhất trong các NHTM

ROA và ROE của HDB đã tăng liên tục từ 2013 và đạt lần lượt 1.8% và 21.6% trong 2019, thuộc nhóm tốt nhất trong số các NHTM. Chúng tôi dự báo ROE của HDB đạt 20% giai đoạn 2020 – 2022 với tăng trưởng lợi nhuận đạt CAGR 14%.

Dự báo KQKD 2020

Dịch covid-2019 nhìn chung sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các ngân hàng, trong đó hoạt động cho vay sẽ khó khăn do các hoạt động sản xuất bị đình trệ trong khi ở mảng tài chính tiêu dùng, các lĩnh vực bán lẻ, vận tải đều bị ảnh hưởng trực tiếp từ dịch bệnh. Do vậy chúng tôi dự báo cho vay khách hàng tăng lần lượt 16% và 15% tại NH mẹ và HD Saison, thấp hơn so với kế hoạch sơ bộ của HDB là 20% và 19% lần lượt tại NH mẹ và HD Saison do tác động của dịch covid-2019 có thể kéo dài đến hết H1/2020. NHNN mới đây đã thông qua hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các NHTM, trong đó HDB được phê duyệt hạn mức 11% cho 2020. Chúng tôi cho rằng hạn mức này sẽ được nới vào giữa năm nếu ngân hàng cho thấy hoạt động ổn định và nhu cầu tín dụng tiếp tục tốt trong H2/2020.

NIM cũng sẽ bị ảnh hưởng từ việc giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh. HDB đã đưa ra chương trình hỗ trợ lãi suất giảm từ 2 – 4.5% trong 2020 cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Trong khi đó, chúng tôi cho rằng cạnh tranh sẽ gia tăng đối với HDS do thị trường các sản phẩm chính tiếp tục bão hòa, trong khi các đối thủ khác đang đẩy mạnh hoạt động ở mảng tiềm năng là thẻ tín dụng để thay cho sản phẩm cho vay tiền mặt đáp ứng yêu cầu của TT13. Tuy vậy, HDB có thể nâng tỷ lệ LDR để bù đắp tác động giảm từ lãi suất đối với NIM (LDR của HDB theo TT22 hiện ở mức 74.3%)

Nhìn chung, chúng tôi dự báo LNTT hợp nhất đạt 5.827 tỷ VNĐ (+16% yoy), thấp hơn so với kế hoạch sơ bộ của HDB là 6.000 tỷ VNĐ do khó khăn tạm thời về dịch bệnh trong 2020. Về dài hạn, chúng tôi đánh giá HDB còn nhiều tiềm năng để cải thiện thu nhập, đặc biệt là doanh thu ngoài lãi (NoII mới chỉ chiếm 14.4% TOI trong 2020). HDB cũng đang tìm kiếm đối tác độc quyền mảng banca cho bảo hiểm nhân thọ trong 2020. Việc kí kết hợp đồng thành công sẽ giúp thúc đẩy doanh thu phí dịch vụ và là catalyst cho HDB. Ngoài ra HDS cũng còn nhiều cơ hội tăng trưởng với việc cơ cấu lại danh mục sản phẩm theo hướng phát triển các sản phẩm mới như thẻ tín dụng. Tuy vậy, chúng tôi đánh giá NIM hợp nhất sẽ khó cải thiện so với mức hiện tại khi tỷ trọng đóng góp của HDS không tăng lên do tốc độ tăng trưởng của HDS chỉ bằng hoặc thấp hơn so với NH mẹ và NIM của mảng tài chính tiêu dùng cũng khó tăng lên do cạnh tranh.

Định giá

Chúng tôi địnhgiá HDB dựa trên 3 phương pháp Thu nhập thặng dư, P/B và P/E. Đối với phương pháp RI, chúng tôi áp dụng tỷ lệ chiết khấu 14% do chúng tôi đánh giá hoạt động của HDB chịu tác động tương đối lớn của biến động chu kì kinh tế.Với phương pháp so sánh, chúng tôi sử dụng trung vị P/B và P/E của các NHTMCP tư nhân và ra mức P/E và P/B hợp lý cho HDB lần lượt là 7.6x và 1.3x

Khuyến nghị đầu tư

Chúng tôi đánh giá HDB còn nhiều tiềm năng để cải thiện thu nhập, đặc biệt là doanh thu ngoài lãi (NoII mới chỉ chiếm 14.4% TOI trong 2020). HDB cũng đang tìm kiếm đối tác độc quyền mảng banca cho bảo hiểm nhân thọ trong 2020. Việc kí kết hợp đồng thành công sẽ giúp thúc đẩy doanh thu phí dịch vụ và là catalyst cho HDB. Ngoài ra HDS cũng còn nhiều cơ hội tăng trưởng với việc cơ cấu lại danh mục sản phẩm theo hướng phát triển các sản phẩm mới như thẻ tín dụng. Việc kiếm soát chất lượng tín dụng được cải thiện ở cả NH mẹ và HDS cũng giúp chúng tôi tự tin hơn vào HDB. Chúng tôi định giá HDB ở mức giá hợp lý 34.200 VNĐ bằng trung bình của 3 phương pháp RI, P/B, P/E (+23.0% so với giá đóng cửa ngày 28/2/2020) và khuyến nghị OUTPERFORM đối với HDB.

CHỈ SỐ TÀI CHÍNH DỰ BÁO

Nguồn: BVSC


Biểu đồ phân tích kỹ thuật bởi Hệ thống tín hiệu dòng tiền iBroker SIS 4.0

 

HDB chart by iBroker SIS 4.0. Nguồn: Admin


 

 

Gửi phản hồi

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.